Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Bắt đầu từ ngày 16/12/2016, thông tư số 11/2015/TT-BXD có hiệu lực, yêu cầu người làm nghề kinh doanh môi giới bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề.

Xem thêm video:  Từ ngày 16/2, nhân viên môi giới BĐS phải có chứng chỉ hành nghề

Cò đất lộng hành, thổi giá, tạo sốt ảo

Trước khi thông tư ra đời, hoạt động kinh doanh bất động sản diễn ra khá lộn xộn, môi giới – trung gian giữa người mua và người bán lại là những người không có trình độ chuyên môn, không qua trường lớp đào tạo đã có những hành vi gây nhiễu loạn, méo mó thị trường, thậm chí là thực hiện những chiêu lừa đảo, thổi giá, tạo sốt cực độc để “giăng bẫy” người mua. Từ thời điểm đầu năm 2015 cho tới nay, khi thị trường bất động sản dần ấm lên, khách hàng rơi vào “ma trận” giá bán nhà. Nắm bắt được tâm lý thích những suất ngoại giao, giá mềm kèm theo vị trí đắc địa, tuy nhiên số lượng lại có hạn, môi giới đã sử dụng “mồi nhử” câu khách. Môi giới bẫy người mua nhà bằng cách mua những suất đất này sẽ được hưởng chiết khấu 2 - 5 % và có khi lên tới 7% nhưng khách hàng có được mua những suất ngoại giao giá rẻ hay không lại là câu chuyện khác.

Tại một dự án lớn trên quận Cầu Giấy, Hà Nội mặc dù chưa xây xong móng nhà, có nghĩa là chưa đủ điều kiện mở bán nhưng điều đáng nói là trên thị trường lại xuất hiện nhiều thông tin chào bán với các mức giá khác nhau, thậm chí có nơi chào bán với giá đắt hoặc rẻ hơn thị trường với mục đích chủ yếu là đẩy giá bán lên cao hơn. Một chiêu thức cũng đang được sử dụng phổ biến là mở bán nhiều đợt với số lượng khác nhau và mỗi đợt mở tăng giá dần dần. Lần đầu tiên số lượng sản phẩm ít, mức giá hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng và những lần sau đó, giá được đẩy lên cao khiến người mua cảm thấy sốt ruột, cho rằng đây là dự án hấp dẫn, nếu không nhanh chóng mua ngay sẽ bỏ lỡ cơ hội.

 
 Moi gioi dia oc ky vong doi doi 2016 Khi doi khong nhu mo

>> Môi giới địa ốc kỳ vọng đồi đời 2016: Khi đời không như mơ!

Năm 2016 là năm được kỳ vọng khởi sắc của BĐS, trong đó môi giới BĐS sẽ một trong những thành phần hưởng lợi nhiều nhất. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, BĐS năm 2016 sẽ đứng trước khó khăn, thậm chí cạn tranh khốc liêt hơn năm vừa qua. Và khi đó, có thể hàng loạt doanh nghiệp địa ốc sẽ chết lâm sàng kéo theo môi giới BĐS cũng sẽ chết theo.

Theo nhận định của các chuyên gia, hiện tượng một số dự án vừa tung ra thị trường nhưng chưa đầy vài ngày, chủ đầu tư đã thông báo hết sản phẩm, khách hàng phải thông qua môi giới và chịu mức giá chênh lệch là sự “cấu kết” giữa chủ đầu tư và môi giới. Thậm chí, nhiều sàn bất động sản còn cài thêm người nhà vào tham gia để buổi mở bán thêm sôi động.

Chứng chỉ hành nghề môi giới nhà đất sẽ dẹp yên loạn?

Chứng chỉ hành nghề môi giới nhà đất được ví như tấm bằng lái xe. Mặc dù có bằng lái nhưng không phải ai cũng lái giỏi. Tuy nhiên, dù thành thạo hay không thành thạo đi chăng nữa, ai cũng cần phải có khi tham gia giao thông và điều đặc biệt là nghiêm chỉnh tuân thủ, chấp hành pháp luật.

Từ những năm về trước, khi thị trường hoạt động sôi động, có khoảng 30.000 chứng chỉ môi giới bất động sản được cấp. Nhưng khi thị trường này đóng băng, số lượng môi giới chỉ còn lại một nửa. Với thông tư trên, trường hợp đã có chứng chỉ hành nghề từ trước thì tiếp tục có giá trị thêm năm năm tính từ ngày Luật Kinh Doanh Bất Động Sản 2015 bắt đầu có hiệu lực (1/7/2015).

Điều đó có nghĩa là, những người mới bắt tay vào nghề môi giới mới phải tham gia sát hạch để lấy chứng chỉ. Việc sát hạch khá kỹ lưỡng nhằm đảm bảo những người có chứng chỉ đủ khả năng hành nghề trong thực tế và hạn chế rủi ro cho các bên tham gia giao dịch. Hơn nữa, trước đây, nhân viên môi giới không phải thi sát hạch, chỉ cần học qua khóa đào tạo ngắn hạn sau đó xin cấp phép là được. Với một khóa đào tạo bài bản, bao gồm cả thời gian học và thi kéo dài tầm 2 – 3 tháng. Điều này chứng tỏ những khóa học ngắn hạn chừng 2 – 3 ngày như thế kia cũng chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa” nhằm qua mắt nhà quản lý hoặc lợi dụng người học để kiếm tiền mà thôi.

 

Quy định yêu cầu người hành nghề môi giới phải có chứng chỉ được ví như “cây gậy pháp lý” nhằm chấn chỉnh lại hành vi nhũng nhiễu của môi giới nhà đất, đưa hoạt động môi giới vào trong khuôn khổ pháp luật.

Theo ông Ngô Văn Dũng, giám đốc sàn Bất Động Sản, quận Thanh Xuân, Hà Nội, từ năm 2010 tới nay, việc kiểm soát sàn bất động sản khá buông lỏng bởi trên thị trường các giao dịch khá trầm lắng. Nhưng khi thị trường dần hồi phục, các sàn giao dịch lại ra đời một cách ồ ạt, nhiều sàn giao dịch chui. Mặc dù đã có những quy định về tiêu chuẩn môi giới nhưng nếu không có chế tài xử phạt sẽ khó quản được các hoạt động môi giới đơn lẻ hay các sàn giao dịch không chuyên nghiệp. Bởi trước đây, các hoạt động môi giới đưa khách hàng vào các dự án “ma” gây thiệt hại lớn cho người mua bất động sản. Cho đến nay, các vụ án liên quan bất động sản, pháp luật mới chỉ dừng ở việc xử lý chủ đầu tư, còn những người môi giới, trung gian giữa người mua và người bán thì chưa bị chế tài. Bởi vậy, theo quan điểm ông Dũng“cần có chế tài mạnh đối với các sàn giao dịch, người môi giới cố tình làm sai, có như vậy mới giúp lành mạnh thị trường kinh doanh bất động sản”.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, quy định này mới chỉ hướng tới đối tượng là các sàn giao dịch, môi giới chuyên nghiệp. Còn trên thực tế, đối tượng làm ăn chụp giật, sử dụng đủ các chiêu trò câu khách lại là nhóm môi giới hoạt động không chuyên. Hơn nữa, với những sàn

Yêu cầu để được cấp chứng chỉ môi giới

Muốn được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới phải qua một khóa đào tạo và kỳ thi sát hạch. Trong đó, phải thi bắt buộc các nội dung như kiến thức cơ sở (gồm Pháp luật liên quan đến kinh doanh bất động sản; thị trường bất động sản; đầu tư bất động sản; phòng, chống rửa tiền trong kinh doanh bất động sản) và phần kiến thức chuyên môn (gồm tổng quan về dịch vụ môi trường BĐS, quy trình và kỹ năng môi giới BĐS, giải quyết tình huống trên thực tế).

Các tổ chức, cá nhân thành lập sàn giao dịch bất động sản phải thành lập doanh nghiệp; sàn giao dịch bất động sản phải có ít nhất hai người có chứng chỉ hành nghề. Người quản lý điều hành sàn giao dịch phải có chứng chỉ. Sàn giao dịch phải có diện tích tối thiểu là 50 m2 và trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động.

Sau nhiều năm thị trường đóng băng, năm 2015 được đánh dấu là năm hoạt động khá thuận lợi của các sàn giao dịch và môi giới bất động sản khi lượng cầu lên tăng nhanh chóng. Qua kết quả tổng kết cuối năm 2015 của nhiều công ty địa ốc về thu nhập của môi giới đã khiến người ngoài cuộc không khỏi “choáng váng”. Nhận được luồng thông tin cho biết thu nhập của nhân viên môi giới bất động sản tại TP.HCM khoảng 6 tỷ đồng/năm từ tiền hoa hồng môi giới. Tại một công ty địa ốc khác cũng tại TP.HCM, có 150 nhân viên kinh doanh có mức thu nhập từ 700 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng. Để có khoản thu nhập như ở trên, một năm, họ phải bán được 7 đến 15 bất động sản. Tuy nhiên, theo ý kiến của Chủ tịch HĐQT của công ty địa ốc Hà Nội thì cho rằng đây là điều hết sức vô lý, vì tiền hoa hồng mà môi giới thu được sau khi bán một căn biệt thự trung bình khoảng 200 triệu, ngay cả một nhân viên xuất sắc đến mấy đi chăng nữa, mức thu nhập cũng chỉ dưới 1 tỷ đồng/ năm, đó là chưa kể mức chi phí họ phải bỏ ra. Nhiều lãnh đạo sàn bất động sản hoạt động trong nghề môi giới cũng cho rằng đây là chiêu trò PR “câu” nhân viên môi giới của các doanh nghiệp địa ốc.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia hàng đầu, năm 2016, lượng cầu sẽ tăng chậm lại, đồng thời, lượng cung bắt đầu khởi động lại tăng nhanh hơn nên mức độ cạnh tranh của những người làm nghề môi giới sẽ gay gắt và khốc liệt hơn rất nhiều. Hơn nữa, năm 2015, Việt Nam tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN cho phép nhà môi giới nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam khiến thị phần môi giới trong nước bị thu hẹp, đồng thời lại là cơ hội cho những nhà môi giới đủ năng lực vươn ra thị trường khu vực. Ngoài ra, hàng loạt các ngân hàng thương mại đang siết tín dụng bất động sản. Tất cả những điều trên đều gợi mở tương lai không mấy gì tươi sáng của các doanh nghiệp bất động sản, môi giới địa ốc cùng chung cảnh ngộ.

Ông Nguyễn Văn Đực – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho rằng hoạt động nhiều sàn giao dịch không khác gì hoạt động đa cấp, nhân viên môi giới không từ thủ đoạn gì để câu khách hết gọi điện lại nhắn tin, tung ra các chiêu trò ưu đãi, lừa đảo, quảng cáo một đằng nhưng bán hàng một nẻo. Với những chiêu trò được môi giới áp dụng như hiện nay chỉ khiến người mua thêm cảnh giác, mất lòng tin.

Hiện nay, môi giới bất động sản hiện nay được coi là một nghề trong cơ cấu nghề nghiệp tại Việt Nam và được pháp luật thừa nhận. Việc thực hiện nghiêm Thông tư 11/2015/TT-BXD hy vọng sẽ giúp cho thị trường bất động sản phát triển tốt hơn, với đội ngũ môi giới chất lượng, chuyên nghiệp, có kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét