Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

Điều chỉnh Thông tư 36 để 'nắn', 'chỉnh' dòng vốn ngân hàng vào bất động sản là một tín hiệu tích cực cho thị trường này.

TIN LIÊN QUAN

“Dự thảo sửa đổi Thông tư 36 sẽ giúp thị trường bất động sản phát triển tích cực”

Ảnh minh họa

Bên lề hội thảo “Triển vọng đầu tư 2016 – Sự trở lại của bất động sản” diễn ra tại TP.HCM ngày 9/3 do Kênh truyền hình FBNC tổ chức và Báo điện tử BizLIVE bảo trợ thông tin, các chuyên gia kinh tế, bất động sản, ngân hàng đã thông tin cho các nhà đầu tư, người dân những dự báo về thị trường bất động sản năm 2016, đặc biệt là sự ảnh hưởng của dự thảo sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN sắp tới.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng thừa nhận đã quá phụ thuộc vào vốn vay từ ngân hàng, họ đồng tình với việc “nắn” dòng vốn từ ngân hàng vào thị trường bất động sản để giúp thị trường này phát triển bền vững.

Ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc công ty bất động sản Lê Thành cho biết: “Với tư cách cá nhân, tôi ủng hộ điều chỉnh Thông tư 36, quy định giảm tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 60% về 40% lâu dài sẽ ổn định nền kinh tế, và khi kinh tế vĩ mô ổn định thì lâu dài sẽ làm cho thị trường bất động sản tốt hơn trong tương lai. Tất nhiên trong ngắn hạn bất động sản sẽ bị ảnh hưởng.

Theo lộ trình dự kiến đến tháng 1/2017 thì quy định này mới có hiệu lực. Thời gian từ đây tới đó còn khoảng 10 tháng đủ cho các nhà đầu tư bất động sản và ngân hàng có thời gian điều chỉnh chính sách nên cũng không quá sốc. Điều này sẽ đào thải những doanh nghiệp bất động sản yếu kém, ngân hàng lúc đó cũng chọn lựa doanh nghiệp tốt để cho vay, từ đó hệ thống ngân hàng sẽ tốt hơn, thanh khoản tốt hơn.

Vấn đề Ngân hàng Nhà nước nâng hệ số rủi ro cho vay bất động sản từ 150% lên mức  250%, theo tôi ước tính sẽ nâng lãi suất cho vay ra sẽ tăng khoảng 1%. Đối với bất động sản, mức lãi suất cho vay từ 10%-12%/năm vẫn phù hợp.

Hiện nay, thị trường bất động sản đang rất tốt, có thể xảy ra hiện tượng sốt nóng, dự báo có thể bong bóng vào cuối 2017. Chính vì vậy, đây cũng là hồi chuông cảnh báo để các nhà lập dự án bất động sản phải xác định lại dự án của mình, phân khúc của mình có đúng nhu cầu đại đa số không, cũng là hồi chuông cảnh báo với những người kinh doanh mua đi bán lại, không phải cứ mua là lời, phải chọn kỹ các nhà đầu tư.

Các doanh nghiệp bất động sản cũng đang quá phụ thuộc vốn ngân hàng, mỗi lần có một sự cố xảy ra với ngân hàng là bất động sản sẽ “chết” lâm sàng.

Chúng ta có thể tận dụng các quỹ tín thác, quỹ đầu tư bất động sản, những quỹ này hiện chưa hoạt động tốt.

Theo ông Nguyễn Vĩnh Trân, Giám đốc Quỹ Jen Captial, dự thảo Thông tư 36 là tín hiệu tín hiệu tích cực, chúng ta sẽ không để thị trường bất động sản tăng trưởng quá nóng, nhưng cũng không nên dùng biện pháp quá mạnh khiến thị trường mới khởi động trở lại đã “xìu”.

"Tôi nghĩ thời gian tới số lượng nhà, căn hộ bán ra sẽ rất lớn. Từ năm 2012 – 2015 thị trường có thêm nhiều dự án mới nên đây là giai đoạn bán ra, nhưng đây cũng là lúc doanh nghiệp phải xem xét lại kế hoạch kinh doanh cho các năm tới. Đây cũng là thời điểm doanh nghiệp nên rộng mở đón nhận các nhà đầu tư từ bên ngoài. Vì theo tôi, Thông tư 36 'nắn' tín dụng vào bất động sản ảnh hưởng đầu tiên đến doanh nghiệp, sau đó mới đến người tiêu dùng", ông Trân cho biết.

Dưới góc độ của chuyên gia tài chính, ông Nguyễn Trí Hiếu cho biết, việc điều chỉnh Thông tư 36/2014/TT-NHNN liên quan đến hệ số rủi ro cho vay bất động sản không ảnh hưởng tới người mua nhà, chỉ tác động đến tín dụng cho vay kinh doanh bất động sản  như: vật liệu xây dựng, mua đi, bán lại …

Hiện tại, nhiều nhà đầu tư ngoại rất quan tâm đến sự tăng trưởng của thị trường bất động sản. Trước đó, khi Việt Nam đang tham gia Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC), nhiều nhà đầu tư ngoại đã kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ nóng lên, do đó họ đã đổ tiền vào đón đầu. Hiện tại, TPP đã được ký, nhưng TPP chỉ có hiệu lực khi Quốc hội các nước thông qua, lúc đó các nước họp lại lần nữa để xác nhận thì TPP mới chính thức có hiệu lực.

Trên thị trường, các nhà phát triển bất động sản đang kéo nhau xây nhà bán cho người nước ngoài, cho công ty nước ngoài thuê, xây dựng các khu công nghiệp… đón đầu những cơ hội mà TPP sẽ đem lại.

Theo vị chuyên gia này, cơ hội từ TPP chắc sẽ không thể đến trong 02 năm tới. Vì vậy, cần phải đưa ra những tín hiệu trung thực nhất cho thị trường khi vào TPP, đặc biệt là bất động sản. Nếu hiện tại vốn ngoại đang đổ quá nhiều vào thị trường này từ ảnh hưởng của TPP cũng gây ra bất lợi cho bất động sản.

Về phía Ngân hàng Nhà nước, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc cho biết, bức tranh kinh tế vĩ mô cuối năm 2015 đầu năm 2016 đã tươi sáng hơn rất nhiều so với trước. Các chỉ số về kinh tế như lạm phát được kiềm chế ở mức thấp dưới 1% năm 2015, GDP tăng 6,7% năm 2015, mức lãi suất cho vay về dưới 10%/năm so với mức đỉnh lên tới gần 40%/năm của năm 2011. Tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng cao, thanh khoản của các tổ chức tín dụng tốt, thị trường tiền tệ đã cơ bản ổn định.

Năm 2016, dù đối mặt nhiều thách thức từ kinh tế thế giới cộng với những yếu kém trong nội tại nền kinh tế, nhưng với mục tiêu kiên định về ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, do vậy Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành theo hướng kết hợp đồng bộ các giải pháp, các chính sách đưa ra linh hoạt, đúng thời điểm và đúng liều lượng để ổn định thị trường.

Đối với các ngân hàng, tín hiệu từ Ngân hàng Nhà nước phát đi là mở rộng cho vay nhưng phải an toàn, hiệu quả. Hệ thống ngân hàng tiếp tục tái cơ cấu để nâng cao vai trò là trung gian tài chính trong nền kinh tế. Thông điệp gần đây nhất là dự thảo sửa đổi Thông tư 36 nhưng Ngân hàng Nhà nước sẽ cân nhắc thời điểm áp dụng Thông tư này.

TIN LIÊN QUAN

Cập nhật cách đây 26 phút

Bấm ngay Subscribe / Đăng Ký xem video hay mới nhất >>

Hãng Arquitectos Tall đã thiết kế một nhà hàng trên vách đá chênh vênh với view nhìn cực ấn tượng tại Mexico.

Choang voi kieu nha hang cheo leo tren vach nui

Được gọi là Copper Canyon Cocktail Bar, nhà hàng trên vách đá này sẽ nằm gần thác nước Falls Basaseachic ở Mexico. Nơi đây chắc chắn sẽ cung cấp một cái nhìn tuyệt đẹp của cảnh quan cảnh quan xung quanh.

Choang voi kieu nha hang cheo leo tren vach nui

Nhà hàng Copper Canyon bao gồm hai cấp độ, tầng đầu tiên bao gồm một quầy bar và khu ăn uống.

Choang voi kieu nha hang cheo leo tren vach nui

Nơi đây cung cấp một điểm nhìn tuyệt vời ra không gian núi rừng xung quanh.

Choang voi kieu nha hang cheo leo tren vach nui

Ngoài ra, một phần của sàn sử dụng vật liệu kính thủy tinh nên du khách có thể vừa thưởng thức đồ ăn vừa chiêm ngưỡng cảnh đẹp thung lũng bên dưới.

Choang voi kieu nha hang cheo leo tren vach nui

Sau khi thưởng thức các món ăn, du khách có thể đi lên tầng quan sát trên lầu. Không gian này vô cùng thoải mái với nhiều bàn, ghế và một hồ bơi.

Choang voi kieu nha hang cheo leo tren vach nui

Đây sẽ là nhà hàng có tầm nhìn hết sức ngoạn mục và độc đáo nếu nó được phép xây dựng.

VietBao.vn

Ba năm trước, gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng ra đời nhằm cụ thể hóa các chính sách ổn định thị trường BĐS, giải quyết bài toán cung – cầu nhà ở mang tính dân sinh – quốc kế của cơ quan hoạch định vĩ mô. Hàng loạt Nghị định, thông tư hướng dẫn lần lượt được bổ sung để tạo hành lang pháp lý phù hợp nhất cho quá trình giải ngân.

Cuối tháng 1 vừa qua, thông tin từ Phó Thống đốc NHNN khẳng định, không dừng giải ngân gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ mua nhà ở xã hội. Lời khẳng định chính thống này đã xóa tan nghi ngờ trước đó về việc có hiện tượng các NHTM dừng giải ngân gói hỗ trợ mua nhà thu nhập thấp 30.000 tỷ đồng.

Áp lãi suất thương mại?

Tuy nhiên, tới thời điểm này, điều dư luận thắc mắc (và đã rõ câu trả lời) là sau 1/6, lãi suất áp dụng cho vay đối với các hợp đồng tín dụng mua nhà thuộc diện ưu đãi của gói 30.000 tỷ đồng sẽ được tính theo lãi suất thương mại hiện hành của nhà băng tương ứng.

Đã có lúc, ngay cả người trong giới hành nghề luật cũng “việt vị” khi tìm hiểu về câu từ trong văn bản Luật. Theo đó, nhìn nhận về khả năng hợp đồng tín dụng thuộc gói 30.000 tỷ đồng đã ký (trước 1/6) sẽ phải chuyển sang áp lãi suất hiện hành tương ứng nếu tới hạn kết thúc giải ngân, một luật sư của một công ty Luật có trụ sở tại Hà Đông cho rằng, “những hợp đồng như vậy vẫn sẽ áp dụng thi hành theo các điều khoản đã ký”. Tạm hiểu, sẽ không có chuyện “người vay mua nhà ở thương mại thuộc diện ưu đãi của gói tín dụng phải chịu lãi vay thương mại cho phần dư nợ chưa giải ngân”.

Tuy nhiên, vị luật sư này nhấn mạnh tới yếu tố tác động gián tiếp của sự việc này. Theo đó, chính những dự án NƠTM giá rẻ, vị trí xa trung tâm, hạ tầng chưa đầy đủ (và đang thuộc diện được ngân hàng cho vay ưu đãi theo gói tín dụng 30.000 tỷ đồng) sẽ gặp khó. Bởi, có trường hợp dự án mới chỉ thông báo đóng tiền tới đợt 2, đợt 3 – ngân hàng cũng giải ngân tương ứng theo tiến độ, trong khi đa phần đều chia thành 6-8 đợt thanh toán, phần giá trị còn lại của sản phẩm sẽ chịu áp lãi thương mại (theo thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng) – điều này buộc người mua phải suy tính.

Ngược lại, thời điểm kết thúc giải ngân gói tín dụng (1/6) cũng bắt đầu chứng kiến thời gian tăng giá cho các dự án trong khu trung tâm (không thuộc diện cho vay ưu đãi). Đặc biệt, nếu may mắn sở hữu vị trí có cơ sở hạ tầng hoàn thiện (như khu Đại Mỗ, trục Xuân Thủy – Cổ Nhuế) thì giá thành dự án sẽ lên cao.

“Bởi nếu phải áp lãi suất thương mại, thì dại gì người mua nhà lựa chọn dự án ở xa trung tâm. Chấp nhận chi thêm tiền lãi suất, đổi lại là điều kiện ăn ở, sinh hoạt vượt trội, là xu hướng tất yếu”.

Mot chinh sach nhieu so phan

Ai sẽ là người chịu thiệt nhất, trong trường hợp các hợp đồng mua bán, hợp đồng tín dụng bị tuyên…vô hiệu!?

Những cái bắt tay …nguy hiểm

Người viết đã được kiểm chứng sự phối hợp nhịp nhàng của nhân viên ngân hàng và môi giới để mau chóng đẩy nhanh tốc độ thanh khoản dự án lẫn... giải ngân gói tín dụng trước giờ G (1/6)

Cuối tháng 2, tại lễ mở bán một dự án (do công ty Geleximco làm chủ đầu tư) tại Hà Nội, hoạt động tư vấn cho khách hàng nhằm “lách” quy định của gói 30.000 tỷ đồng diễn ra khá công khai.

Đơn cử, một số môi giới của một đơn vị kinh doanh dịch vụ BĐS có thương hiệu nhất nhì ở Hà Nội thẳng thừng cho biết là chủ đầu tư sẽ hỗ trợ bóc tách phần phụ lục nội thất để tổng giá trị hợp đồng mua bán khớp với điều kiện được vay (dưới 1,05 tỷ đồng). Đáng nói, phần chênh sẽ được thanh toán trực tiếp cho chủ đầu tư khi ký hợp đồng.

Thời điểm đầu tháng 3, dự án mới chuẩn bị đổ sàn tầng 2. Theo quảng cáo, tiến độ đóng tiền dự kiến của dự án này được chia thành 7 đợt. Cụ thể, tính đến đợt 5, khách phải thanh toán tổng cộng 70% giá trị căn hộ giao dịch (tương đương tới mốc hoàn thành thi công tầng 34). Cam kết bàn giao vào quý II/2017, dự án được quảng cáo khá rầm rộ “được ngân hàng hỗ trợ gói vay 30.000 tỷ đồng với tổng giá trị lên tới 70%”.

Tuy nhiên, để được hưởng hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng với lãi suất 5%/năm, đồng thời giải giân tới 70%, dự án và hồ sơ thẩm duyệt của khách hàng phải đáp ứng nhiều yêu cầu liên quan – trong đó tiến độ thi công là một điển hình.

Vậy nhưng, nội dung trao đổi về vấn đề này, theo nhân viên ngân hàng X (chi nhánh tại Q.Thanh Xuân), thì “khách phải đóng đợt 1, tương đương 20% giá trị căn hộ, chủ đầu tư mới ra được hợp đồng mua bán. Đợt 2, tương đương thi công xong tầng 5, ngân hàng mới bắt đầu giải ngân thì đã hết thời hạn gói vay ưu đãi”.

Đáng nói, ngay tại trụ sở ngân hàng, nhân viên đã “vẽ” ra cung cách rất tinh vi (được phối hợp giữa chủ đầu tư và ngân hàng) để đạt được đích: Trước 1/6, ngân hàng sẽ chắc chắn giải ngân cho người mua đến đợt 5 tương đương 67% giá trị BĐS.

Đặt giả thiết, dự án đã và đang được áp dụng chiêu trò bán hàng nêu trên, có bao nhiêu khách hàng đã được “hưởng” giải ngân (từ gói 30.000 tỷ đồng) theo cách này?

Cõng trên lưng khoản vay từ ngân hàng, mà thực chất Chủ đầu tư được tận dụng vốn trước hạn, khách hàng sẽ phải kêu ai nếu dự án bất ngờ đình đốn, không về đích đúng hẹn? Thậm chí, nếu bị “phanh phui”, ai sẽ là người chịu thiệt nhất, trong trường hợp các hợp đồng mua bán, hợp đồng tín dụng bị tuyên…vô hiệu!?

Hiện nay, việc thiết kế căn hộ chung cư phạm rất nhiều kiêng kỵ theo thuật phong thủy.

Hiện nay, việc thiết kế căn hộ chung cư phạm rất nhiều kiêng kỵ theo thuật phong thủy.

Hóa giải sự bất an

- Điểm yếu của căn hộ chung cư là từ bên ngoài có thể nhìn thấy toàn bộ phòng khách, thậm chí cả bếp và phòng ngủ. Theo phong thủy, điều này tối kỵ vì nó dễ gây hao tán về tài lộc và tâm lý bất an cho gia chủ.

Cách hóa giải: Dùng bình phong ở cửa hoặc thiết kế tủ trang trí có các ngăn trống để khí được lưu thông. Đối với gian bếp, bạn có thể sử dụng quầy bar che chắn.

Cach hoa giai phong thuy trong thiet ke can ho chung cu
Ảnh minh họa.. 

- Theo phong thủy, căn hộ tốt cần “tàng phong tụ khí” tức là sự luân chuyển khí phải thuận lợi, tránh bị xung đối hoặc bị ngăn chặn. Do diện tích hạn chế nên cửa vào các căn hộ chung cư ở cùng hành lang và thường đối diện nhau, có cửa lại nằm ở góc cuối, hẹp. Người sống trong căn hộ này dễ gặp rủi ro hoặc mắc các bệnh liên quan đến tỳ vị, khí huyết.

Cách hóa giải: Treo chuông gió bằng đồng ở cửa ra vào của căn hộ sẽ giúp khí luân chuyển tốt hơn. Căn hộ ở cuối hành lang thì nên treo cầu thủy tinh ngay gần cửa, giúp tán khí, tránh bị khí chiếu thẳng vào nhà.

- Từ bên ngoài nhà thẳng với cửa vào căn hộ, có thể nhìn thấy toàn bộ gian phòng khách, thậm chí cả bếp và phòng ngủ. Theo phong thủy, điều này tối kỵ vì nó dễ gây hao tán về tài lộc và tâm lý bất an cho gia chủ.

Cách hóa giải: Dùng bình phong ở cửa hoặc thiết kế tủ trang trí có các ngăn trống để khí được lưu thông. Đối với gian bếp, bạn có thể sử dụng quầy bar che chắn. Trên tủ và quầy bar nên bày tượng kỳ lân hoặc tượng Thái Sơn trấn trạch quay ra cửa để hóa giải sát khí, đem lại bình an và may mắn.

Xử lý những ô cửa

- Một bất cập khác nữa là cửa sổ hoặc cửa ra ban công của các căn hộ thường bị áp sát cửa của một căn hộ khác. Cũng có khi bị những góc nhọn, mái nhọn của nhà hàng xóm xung chiếu vào hoặc được mở ở hướng kỵ với mệnh gia chủ.

Cách hóa giải: Dùng rèm che các cửa sổ, cửa ban công. Trong trường hợp nhà thiếu ánh sáng mà không muốn dùng rèm, hãy treo phù ngũ phúc bằng đồng ngoài cửa. Vật này thuộc hành Kim có tác dụng hóa giải sát khí chiếu đến.

- Do diện tích nhà hạn chế nên nhà vệ sinh cũng được thiết kế khép kín trong phòng ngủ. Theo thuật phong thủy, cửa nhà vệ sinh chiếu vào giường ngủ sẽ gây tổn hại sức khỏe gia chủ, đặc biệt là người mệnh Hỏa.

Cách hóa giải: Treo 6 đồng tiền cổ tại các cửa phòng gần kề hoặc xung đối. Pháp khí này giúp căn nhà yên tĩnh, tránh bị xáo trộn. Nếu khoảng cách giữa các cửa phòng đủ lớn thì đặt cây xanh hoặc bình hoa tươi. Đối với nhà vệ sinh trong phòng ngủ, bạn nên dùng quả cầu thủy tinh treo ở cửa ra vào.

Gia tăng dương khí

- Đối với các khu chung cư cũ, vấn đề tồn tại là hệ thống chiếu sáng hạn chế, diện tích sử dụng quá chật hẹp, phát sinh âm khí lớn. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tài lộc của gia chủ.

Cách hóa giải: Ngay trong phòng khách, bày quả cầu phong thủy bát mã. Vật khí này có công năng gia tăng dương khí, giúp cho khí trong nhà lưu thông tốt. Hàng ngày, bạn nên quay cầu này để kích hoạt khí.

Một khuyết điểm của căn hộ chung cư là phòng ngủ thường không vuông vắn, có vát góc dẫn đến việc khó bố trí đồ dùng cho cân bằng thì có thể đóng tủ, kệ vừa vặn với vị trí bị lệch hoặc kê chậu cây giúp che chắn cũng như tạo cân bằng khí tốt.

>> Mời các bạn xem thêm video:

00:00 / --:--

Bấm ngay Subscribe / Đăng Ký xem video hay mới nhất >>

Theo Báo Xây Dựng

VietBao.vn

Sau làn sóng đầu tư vào Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang, Bình Định đang được coi là một điểm đến mới của dòng vốn trong và ngoài nước, đặc biệt là đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Vì sao lại có sự chuyển hướng này?Vi sao dau tu du lich do bo Binh Dinh?

Tạp chí du lịch Anh - Rough Guides bình chọn Quy Nhơn là 1 trong 3 điểm du lịch hàng đầu ở Đông Nam Á (ảnh Tiến Luyến)

Vẻ đẹp hoang sơ được đánh thức

Khi những bức ảnh đầu tiên chụp tại Dự án FLC Quy Nhơn được đưa lên các trang mạng xã hội, dân ưa “dịch chuyển” đồng loạt vào bình luận, với sự tò mò và háo hức: "Một nơi nào có thể đẹp như vậy, với bãi biển xanh ngắt và trong vắt tới tận từng giọt nước nơi bãi cát, với trời trong tới xanh ngắt như thể bạn đã lỡ tay photoshop quá đà, hoặc là một xứ sở thiên đường nào đó ở tận trời Âu".

Vi sao dau tu du lich do bo Binh Dinh?

 Khu du lịch Gềnh Ráng nằm ngay Thành phố Quy Nhơn  là một trong những điểm nhấn của du lịch Bình Định (ảnh Internet)

Họ nghĩ thế và không thể ngờ rằng, đây chỉ là một vùng đất nằm kẹp giữa 2 mảnh đất họ đã quá quen chân trong mỗi mùa du lịch suốt bao năm là Đà Nẵng và Nha Trang, vùng đất cách Hà Nội chỉ 1h30 phút máy bay và nếu đi từ TP. HCM còn ít hơn nữa. Đó là Quy Nhơn, Bình Định.

Vi sao dau tu du lich do bo Binh Dinh?

 Và  mộ Hàn Mạc Tử cũng là nơi ghé chân của mọi du khách khi tới đây

Khi du lịch trở thành hoạt động không thể thiếu, với những điểm di chuyển cũ đã quá quen thuộc, thì những vùng đất với vẻ đẹp hoang sơ lại là nơi được khách du lịch săn tìm.

Chẳng cần phải bỏ ra hàng nghìn USD để sang Maldives, Quy Nhơn có đầy đủ những thứ mà du khách ưa thích: biển xanh, cát trắng, nắng vàng. Và hơn thế, ở đó có đủ nơi cho khách du lịch khám phá nếu sẵn sàng bỏ thời gian cho việc tìm hiểu, từ phong cảnh hiên nhiên, đến đền chùa, khu di tích văn hóa, lịch sử, ẩm thực…

Vi sao dau tu du lich do bo Binh Dinh?

 Bảo tàng Quang Trung  - Nguyễn Huệ là nơi lưu giữ những chiến tích của vua Quang Trung và trình diễn Nhạc võ Tây Sơn

Thứ khiến cho du khách chậm biết đến Bình Định hơn các vùng đất khác là hạ tầng dịch vụ du lịch, giờ đây cũng đang được lấp đầy, khi chỉ 1 tháng nữa, quần thể FLC Quy Nhơn Golf and Beach Resort tiêu chuẩn 5 sao được đưa vào vận hành, sau đó là dự án của Vingroup và các nhà đầu tư khác.

Vi sao dau tu du lich do bo Binh Dinh?

 Tháp Chăm cổ ngay Thành phố Quy Nhơn

Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong năm 2015, Tạp chí du lịch Anh - Rough Guides đã bình chọn thành phố biển Quy Nhơn (Bình Định) là 1 trong 3 điểm du lịch hàng đầu ở Đông Nam Á.

Với xu hướng giới trẻ dành ngày một nhiều nguồn lực thời gian, tài chính cho phục đích hưởng thụ cuộc sống, đặc biệt là du lịch, thì việc những vùng đất mới hiếm hoi hội tụ đầy đủ các yếu tố về cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, văn hóa, lịch sử lâu đời… trở thành cái rốn thu hút đầu tư du lịch có lẽ cũng là điều dễ hiểu.

Thành quả nỗ lực của chính quyền địa phương

Nếu đến Quy Nhơn 2 năm về trước, không khó để du khách thấy 1 bãi neo đậu thuyền bè lên tới hàng trăm chiếc tàu đánh cá các loại. Làng chài truyền thống có từ bao đời, là nơi sinh nhai của hàng nghìn ngư dân, nhưng lại là yếu tố cản trở lớn đến bộ mặt thành phố từ yếu tố mỹ quan đến vệ sinh môi trường.

Vì thế, từ trước khi các nhà đầu tư lớn nhận ra tiềm năng du lịch tỉnh và đầu tư, lãnh đạo tỉnh Bình Định đã làm một việc rất quan trọng, đó là di dời bãi neo đậu thuyền bè của ngư dân tại bãi tắm Quy Nhơn.

Dù gặp không ít khó khăn trong quá trình di rời, nhưng những thành quả mà Bình Định đạt được ngày nay là minh chứng cho thấy tính đúng đắn của nỗ lực ấy.

Ấn tượng của du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên về TP. Quy Nhơn với bãi biển trải dài trắng xóa sạch đẹp bên biển xanh biếc, cùng con đường kè ven biển được đầu tư tỉ mẩn… là thành quả đáng ghi nhận của nỗ lực của chính quyền địa phương.

Bình Định đã làm được 1 việc mà ít địa phương tại Việt Nam làm được, đó là nỗ lực hoàn thiện mình để biến tiềm năng du lịch thành một cơ hội kinh doanh rõ ràng, để nhà đầu tư biến cơ hội ấy thành hiệu quả kinh tế.

Hoàng Hương

VietBao.vn

Ngoài Le Mont Ba Vì Resort & Spa và Khu nghỉ dưỡng Điền Viên Thôn, đất rừng Ba Vì còn có 52 biệt thự trái phép khác.

Ngoài Le Mont Ba Vì Resort & Spa và Khu nghỉ dưỡng Điền Viên Thôn, đất rừng Ba Vì còn có 52 biệt thự trái phép khác.

Ngoài dự án Le Mont Ba Vì Resort & Spa trong Vườn Quốc gia Ba Vì, Khu nghỉ dưỡng Điền Viên Thôn với 58 biệt thự vừa bị thanh tra, còn hàng chục biệt thự trái phép khác ở các xã Yên Bài, Vân Hòa, huyện Ba Vì cũng được phát hiện xây không phép ngay từ năm 2013. Điều này cho thấy, công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng tại đây đã bị buông lỏng tới mức nào.

Ngang nhiên kinh doanh đón khách

Ngày 8/3, PV Báo Giao thông có mặt tại 2 xã Yên Bài và Vân Hòa, nơi hàng loạt khu biệt thự, resort nghỉ dưỡng đua nhau “mọc” lên từ nhiều năm trước. Theo ghi nhận, có hai khu biệt thự được xây dựng, một tại đồi Đá Bạc, xã Yên Bài (27 căn), một tại thôn Bơn, xã Vân Hòa (25 căn). Nằm gần trụ sở của UBND xã Vân Hòa, hàng chục ngôi biệt thự hoành tráng trong quần thể khu biệt thự nghỉ dưỡng mang tên Bella resort đã hình thành. Đây là chuỗi biệt thự nghỉ dưỡng do Công ty Đầu tư Archi Land quản lý khai thác.

Phat hien them 52 biet thu trai phep tren dat rung Ba Vi
 Biệt thự bỏ hoang trên đồi Đá Bạc, xã Yên Bài.

Trước đó, khu này có tên là Tản Viên Villa, hiện đã được đổi tên thành Bella resort. Toàn bộ khu biệt thự này được xây dựng dọc theo khu đồi Bơn nhìn ra hồ Đập Đống với hạ tầng đường sá thi công rất hoành tráng. Điều đáng nói, khu nghỉ dưỡng này từ năm 2013 đã bị cơ quan chức năng kết luận xây dựng không phép, đồng thời chỉ rõ nhiều sai phạm của chính quyền địa phương. Sau vụ việc, nhiều lãnh đạo UBND xã Vân Hòa đã bị kỷ luật, UBND TP Hà Nội đã ra quyết định đình chỉ thi công nhưng đến thời điểm hiện tại, không hiểu sao resort trên vẫn hoạt động kinh doanh bình thường.

Trong vai một khách hàng có nhu cầu thuê biệt thự tại Bella resort, chúng tôi được một nhân viên lễ tân niềm nở cho biết, do mới hoạt động từ năm 2016 nên vẫn đang trong thời gian khuyến mại, giảm giá đến 50%. Mỗi biệt thự có 4 phòng nhỏ và 1 phòng lớn, giá thuê trọn cả biệt thự là 5,5 triệu/căn/ngày.

Trong khi đó, tại khu biệt thự tọa lạc trên đồi Đá Bạc, xã Yên Bài, hàng chục căn đã bị bỏ hoang, cây cỏ mọc um tùm, thậm chí lối vào cũng không còn nguyên vẹn. Theo người dân địa phương, những căn biệt thự này bị bỏ hoang từ năm 2013 và cho đến nay không có hoạt động xây dựng nào. Một số người nhận định, nguyên nhân có thể do chủ đầu tư... cạn tiền.

Chủ biệt thự “không thèm” đóng thuế đất

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Phi Long, Chủ tịch UBND xã Vân Hòa cho biết, năm 2012, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội đã vào cuộc kiểm tra việc sử dụng đất tại khu vực đồi Đống, xã Vân Hòa. Kết quả kiểm tra cho thấy, đất sử dụng xây biệt thự tại Vân Hòa là đất lâm nghiệp và chưa được chuyển đổi thành đất ở theo quy định. Nhiều quyết định của huyện và xã đã vượt quá thẩm quyền hoặc không đúng thẩm quyền, bao gồm cả việc cấp sổ đỏ cho các lô đất nêu trên.

Ông Long cho biết thêm, do lãnh đạo UBND xã lúc đó buông lỏng công tác quản lý về đất đai, trật tự xây dựng nên đã bị kỷ luật. Các khu biệt thự trên đã bị cơ quan chức năng đình chỉ thi công. Để giải quyết những sai phạm tại Vân Hòa, ngày 9/9/2014, UBND TP Hà Nội đã ra văn bản chỉ đạo giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong việc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do cấp trái pháp luật.

Sau khi xác định rõ sai phạm về việc cấp sổ đỏ cũng như sai phạm xây dựng, UBND huyện đã cho phép các chủ biệt thự tại Vân Hòa và Yên Bài đóng thuế sử dụng đất chuyển đổi mục đích sử dụng; Truy thu tiền sử dụng đất đối với 10 hộ được cấp giấy CNQSDĐ tại khu vực đồi Đá Bạc, xã Yên Bài và 7 hộ ở khu vực đồi Đống, xã Vân Hòa. Tổng diện tích đất phải truy thu tiền sử đụng dất là 5.800 m2. Các hộ gia đình phải nộp 50% tiền sử dụng đất đối với diện tích trong hạn mức giao đất ở, 100% tiền sử dụng đất đối với diện tích đất vượt hạn mức giao đất ở mới.

“Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại mới chỉ có 1 hộ đóng đầy đủ số tiền truy thu trên. Trước Tết Bính Thân vừa qua, tôi có chủ động gọi điện cho các chủ đầu tư để trao đổi nhưng không được. Nhiều lần chúng tôi đi kiểm tra nhưng chỉ gặp bảo vệ là người địa phương được thuê trông nom”, ông Long nói và khẳng định, khi chưa nộp đầy đủ thuế sử dụng đất mà các chủ đầu tư triển khai hoạt động xây dựng và kinh doanh là trái phép.

>> Mời quý độc giả xem video về resort trái phép giữa Vườn Quốc gia Ba Vì:

00:00 / --:--

Bấm ngay Subscribe / Đăng Ký xem video hay mới nhất >>

Theo Báo Giao Thông

VietBao.vn

Cập nhật cách đây 14 phút

Tags: Hà Nội, D2 Giảng Võ, nhà chung cư, tòa nhà, vị trí, đất vàng, xây dựng, đầu tư, đắc địa, tầng, mặt, tỷ, đường, nhờ

Bấm ngay Subscribe / Đăng Ký xem video hay mới nhất >>

Cả tòa nhà chung cư cũ xập xệ sau khi nâng đời đã trở thành những tòa nhà sang trọng ngay giữa mặt tiền đất vàng của Hà Nội. Không phải chung cư cũ nào cũng có được may mắn như vậy...

  • Nằm ở khu đất vàng nên D2 Giảng Võ là một trong nhiều chung cư cũ may mắn được xây dựng lại. Ít ai biết được, trước đây, tòa nhà này là một khu chung cư cũ ẩm thấp, xập xệ ngay mặt đường Giảng Võ.

  • Dãy chung cư cũ mặt đường Phạm Ngọc Thạch cũng được các chủ đầu tư xây dụng mới.

  • Năm 2011, Sở Xây dựng cấp giấy phép số 142 cho Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà Gia Bảo để xây dựng

  • Có vị trí vàng, chung cư D2 Giảng Võ nằm giáp hai mặt là đường Giảng Võ và đường Trần Huy Liệu.

  • Tòa nhà được xây dựng lại với quy mô 21 tầng nổi và 2 tầng hầm, trên mái có tầng kỹ thuật thang máy.

  • Dự án chung cư cao cấp D2 Giảng Võ đang sốt trên thị trường bất động sản với giá từ 45-55 triệu đồng/m2

  • Khu vực tầng 1 đang được sử dụng để cho thuê kinh doanh buôn bán.

  • Dự án cải tạo chung cư cũ khu B tập thể Kim Liên quận Đống Đa - Hà Nội với diện tích 5,3 ha.

  • Nhà B4 có quy mô 2 khối 21 và 24 tầng, tổng mức đầu tư là 318 tỷ, đã bàn giao đưa vào sử dụng

  • Khu vực tầng 1 trở thành nơi kinh doanh sầm uất ở tuyến phố Phạm Ngọc Thạch

  • Nhà B14 có quy mô 14 và 17 tầng, tổng mức đầu tư là 191 tỷ đồng, đã bàn giao đưa vào sử dụng

  • Mặc dù mới đi vào hoạt động song, nhiều hạng mục của tòa nhà này đã bị xuống cấp

  • Loạt chung cư ở đất vàng đang được rao bán với mức giá trên 30 triệu đồng/m2

  • khi thị trường “sốt nóng”, có doanh nghiệp còn tìm đủ mọi phương thức, kể cả vượt khung đền bù, hỗ trợ, để giành lấy những dự án cải tạo chung cư cũ có vị trí đẹp. Tuy nhiên, hiện nay công tác cải tạo xây dựng chung cư cũ tai nhiều dự án đang bị chậm lại

Cả tòa nhà chung cư cũ xập xệ sau khi nâng đời đã trở thành những tòa nhà sang trọng ngay giữa mặt tiền đất vàng của Hà Nội. Không phải chung cư cũ nào cũng có được may mắn như vậy...

TIN LIÊN QUAN
Chung cu cu nat hoa... vang nho vi tri dac dia

Nằm ở khu đất vàng nên D2 Giảng Võ là một trong nhiều chung cư cũ may mắn được xây dựng lại. Ít ai biết được, trước đây, tòa nhà này là một khu chung cư cũ ẩm thấp, xập xệ ngay mặt đường Giảng Võ.

Chung cu cu nat hoa... vang nho vi tri dac dia

Dãy chung cư cũ mặt đường Phạm Ngọc Thạch cũng được các chủ đầu tư xây dụng mới. 

Chung cu cu nat hoa... vang nho vi tri dac dia

Năm 2011, Sở Xây dựng cấp giấy phép số 142 cho Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà Gia Bảo để xây dựng

Chung cu cu nat hoa... vang nho vi tri dac dia

Có vị trí vàng, chung cư D2 Giảng Võ nằm giáp hai mặt là đường Giảng Võ và đường Trần Huy Liệu. 

Chung cu cu nat hoa... vang nho vi tri dac dia

Tòa nhà được xây dựng lại với quy mô 21 tầng nổi và 2 tầng hầm, trên mái có tầng kỹ thuật thang máy. 

Chung cu cu nat hoa... vang nho vi tri dac dia

Dự án chung cư cao cấp D2 Giảng Võ đang sốt trên thị trường bất động sản với giá từ 45-55 triệu đồng/m2

Chung cu cu nat hoa... vang nho vi tri dac dia
Khu vực tầng 1 đang được sử dụng để cho thuê kinh doanh buôn bán. 
Chung cu cu nat hoa... vang nho vi tri dac dia

 Dự án cải tạo chung cư cũ khu B tập thể Kim Liên quận Đống Đa - Hà Nội với diện tích 5,3 ha.

Chung cu cu nat hoa... vang nho vi tri dac dia

Nhà B4 có quy mô 2 khối 21 và 24 tầng, tổng mức đầu tư là 318 tỷ, đã bàn giao đưa vào sử dụng

Chung cu cu nat hoa... vang nho vi tri dac dia
Khu vực tầng 1 trở thành nơi kinh doanh sầm uất ở tuyến phố Phạm Ngọc Thạch
Chung cu cu nat hoa... vang nho vi tri dac dia

Nhà B14 có quy mô 14 và 17 tầng, tổng mức đầu tư là 191 tỷ đồng, đã bàn giao đưa vào sử dụng

Chung cu cu nat hoa... vang nho vi tri dac dia
Mặc dù mới đi vào hoạt động song, nhiều hạng mục của tòa nhà này đã bị xuống cấp
Chung cu cu nat hoa... vang nho vi tri dac dia
Loạt chung cư ở đất vàng đang được rao bán với mức giá trên 30 triệu đồng/m2
Chung cu cu nat hoa... vang nho vi tri dac dia

khi thị trường “sốt nóng”, có doanh nghiệp còn tìm đủ mọi phương thức, kể cả vượt khung đền bù, hỗ trợ, để giành lấy những dự án cải tạo chung cư cũ có vị trí đẹp. Tuy nhiên, hiện nay công tác cải tạo xây dựng chung cư cũ tai nhiều dự án đang bị chậm lại

VietBao.vn

TIN LIÊN QUAN
UBND TP.HCM cho biết vào chiều ngày 9/3 Phó chủ tịch UBND TP Lê Văn Khoa đã có buổi làm việc với công ty Toshin Development (Nhật Bản) để nghe trình bày về dự án "Khu phố ngầm Nhà ga trung tâm Bến Thành - Nhà ga Nhà hát Thành phố".

 TP.HCM: Phuong an xay khu pho ngam len toi 8.400 ty dong

Hình ảnh đồ họa dự án "Khu phố ngầm Nhà ga trung tâm Bến Thành - Nhà ga Nhà hát Thành phố". Ảnh: Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM.

Theo phương án mà công ty trên đưa ra thì dự án có diện tích khoảng 45.500 m2 với 4 tầng hầm, trong đó bao gồm khu vực phố đi bộ (21.620m2), quảng trường, cửa hàng mua sắm, vui chơi… (16.850m2) và các công trình phụ trợ.

Tổng chi phí cho dự án được dự kiến vào khoảng 8.400 tỷ đồng, trong đó UBND TP sẽ bỏ ra gần 5.000 tỷ (vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản), còn lại sẽ kêu gọi các nhà đầu tư thực hiện theo hình thức FDI, PPP.

Về cơ cấu đầu tư, UBND TP sẽ xây dựng lối đi công cộng, quảng trường và các công trình phụ trợ, trong khi nhà đầu tư sẽ xây dựng và quản lý khu vực cửa hàng, khu giải trí.. bằng hình thức đầu tư trực tiếp. Họ cũng sẽ tham gia xây dựng một phần dự án công bằng nguồn vốn của mình theo hình thức BT…

Lãnh đạo của công ty Toshin Development cho biết mục đích của họ không chỉ là xây dựng một trung tâm thương mại, mà xa hơn là hướng đến một thành phố ngầm dưới lòng đất có quy mô lớn ở khu vực. Theo tính toán, công trình dự kiến sẽ thi công từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2024 với thời gian thu hồi vốn nhà nước là 13 năm.

Trong khi đó ông Lê Văn Khoa cho rằng đây là dự án phát triển hệ thống trung tâm thương mại dưới lòng đất đầu tiên tại Việt Nam, do đó TP rất quan tâm đén tính an toàn, tác động xã hội cũng như hiệu quả mà công trình mang lại.

Cũng theo ông Khoa, tới đây TP sẽ giao Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các đơn vị liên quan và lấy ý kiến các cơ quan chức năng để đánh giá các phương án đưa ra.

Trước đó vào tháng 10/2015, UBND TPHCM đã có văn bản chấp thuận cho Công ty Toshin Development và Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng và Bất động sản Sài Gòn Star nghiên cứu lập đề xuất và triển khai thực hiện dự án.

VietBao.vn

Liên quan đến gói 30.000 tỷ đồng, một số ngân hàng thông báo áp dụng lãi suất thương mại thông thường đối với dự nợ giải ngân sau ngày 1/6/2016.

Quy định có từ lâu

Đây là thông tin được đăng tải trên nhiều tờ báo trong những ngày qua. Cụ thể, các ngân hàng dẫn quy định tại Khoản 1, Điều 2 Thông tư 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn: "...Việc giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở của ngân hàng đối với khách hàng từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước kết thúc khi Ngân hàng Nhà nước giải ngân hết số tiền tái cấp vốn nhưng tối đa là 36 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực (1/6/2013)".

Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định, phần dư nợ vay được giải ngân từ ngày 1/6/2016 trở về trước sẽ được áp dụng lãi suất vay vốn ưu đãi của gói 30.000 tỷ đồng, phần dư nợ vay giải ngân sau ngày 1/6/2016 áp dụng lãi suất vay thương mại thông thường do khách hàng và ngân hàng cho vay tự thỏa thuận.

Hoang loan lai vay goi 30.000 ty: Hai cach tranh
Gói 30.000 tỷ đồng sẽ hết hạn giải ngân vào ngày 1/6/2016

Trong vai người có nhu cầu vay vốn từ gói 30.000 tỷ đồng để mua nhà, PV được nhân viên quan hệ khách hàng của một số ngân hàng tư vấn cụ thể.

Theo đó, một nhân viên của ngân hàng TPBank chi nhánh Hoàn Kiếm xác nhận thông tin nói trên và cho biết nó đã có từ khi gói hỗ trợ cho vay mua nhà 30.000 tỷ đồng bắt đầu được triển khai (2013) nhưng đa số khách hàng không đọc kỹ.

"Phần lớn khách hàng chỉ quan tâm đến phần lãi suất vay và thời hạn vay, còn phần khi nào hết hạn khách hàng lại không chú ý. Đến bây giờ, khi thời điểm 1/6 sắp đến và thông tin đó lại rộ lên thì khách hàng mới biết", nhân viên này cho biết

Nhân viên tư vấn của VietinBank tại phòng giao dịch Thanh Xuân cho biết, gói 30.000 tỷ đồng hiện giải ngân được hơn 60% và còn có phần chưa được giải ngân tiếp, tức là có những người đã ký được hợp đồng và đang giải ngân nhưng theo tiến độ dự án chưa được đến giải ngân hết.

"Theo đúng câu chữ văn bản của Ngân hàng Nhà nước, mức lãi suất ưu đãi chỉ áp dụng đối với các khoản giải ngân trước ngày 1/6, còn các khoản giải ngân sau ngày 1/6, kể cả những người đã ký hợp đồng và đang giải ngân rồi cũng sẽ bị áp dụng theo lãi suất cho vay thương mại.

Ví dụ, căn nhà trị giá khoảng 900 triệu đồng, trong đó 700 triệu đồng đã được giải ngân trước ngày 1/6 thì vẫn được hưởng lãi suất ưu đãi 5%, còn khoảng 200 triệu đợt giải ngân cuối phải chịu mức lãi suất cho vay thương mại", nhân viên này giải thích.

Theo nhân viên quan hệ khách hàng của BIDV chi nhánh Sơn Tây, hiện lãi suất cho vay áp dụng theo quy định thông tư của Ngân hàng Nhà nước, đến nay BIDV vẫn đang triển khai cho vay gói 30.000 tỷ đồng bình thường và lãi suất áp dụng là 5% trong hết năm 2016. Lãi suất các năm tiếp theo thực hiện theo thông báo của BIDV trên cơ sở quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Cách nào tránh?

Theo nhân viên tư vấn của TPBank, với những khách hàng có đợt giải ngân sau ngày 1/6, tức phải chịu lãi suất cho vay thương mại, có hai giải pháp:

"Thứ nhất, trong quá trình vay, khách hàng nếu có tiền trả nợ trước hạn thì sử dụng để trả khoản vay thương mại đó. Hiện TPBank đang có một số gói ưu đãi: 8.8% cố định trong 1,5 năm, sau đó lãi suất rơi vào khoảng 10-10,5%.

Thứ hai, khi chuẩn bị đến đợt giải ngân mà khách hàng sẽ phải chịu lãi suất vay thương mại, nếu có sẵn tiền trong tay khách hàng có thể làm việc với ngân hàng để không vay ngân hàng nữa, thay vào đó khách hàng sẽ tự thanh toán phần đó với chủ đầu tư. Khi ấy, khách hàng sẽ chỉ phải chịu mức phí 0,5% trên tổng số tiền của đợt giải ngân đó, gọi là phí phạt không sử dụng hết hạn mức".

Tuy nhiên, điều quan trọng là khách hàng phải có tiền vào đúng thời điểm giải ngân nói trên.

Nhân viên VietinBank cũng cho, khách hàng có thể vay một số gói vay thương mại mà ngân hàng đang áp dụng.

Hiện tại Vietbank đang có một số gói cho vay với lãi suất từ khoảng 7% trở lên, tùy thuộc vào hạng khách hàng và thời hạn khoản vay. Sau thời gian ưu đãi ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất thông thường, rơi vào khoảng 10-10.5%.   

Thành Luân

VietBao.vn

Ngân hàng Nhà nước khẳng định, sửa đổi Thông tư 36 ảnh hưởng không đáng kể đến dòng vốn tín dụng vào thị trường bất động sản.

Dư luận đang “nóng” chuyện Ngân hàng Nhà nước có dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014 về quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Sua Thong tu 36 cung khong giam tin dung cho bat dong san
Dự thảo sửa đổi Thông tư 36 của NHNN khiến các doanh nghiệp BĐS lo NHNN siết chặt tín dụng cho BĐS (Ảnh minh họa: KT)

Theo Dự thảo quy định, các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn, thay vì được 60% như hiện nay. Giới hạn đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng cũng giảm rất mạnh, từ 200% xuống còn 80%. Tương tự, giới hạn đối với ngân hàng hợp tác xã giảm từ 60% xuống chỉ còn 40%. Dự thảo thông tư cũng xếp “các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản” vào “nhóm tài sản có hệ số rủi ro 250%” thay vì hệ số 150% như hiện nay.

Những quy định được đặt ra trong Dự thảo khiến các doanh nghiệp BĐS lo lắng, phản ứng vì lo NHNN siết chặt tín dụng cho lĩnh vực này. Ngân hàng Nhà nước vừa chính thức lên tiếng về nội dung này.

Cho vay bất động sản tiềm ẩn rủi ro

Theo Ngân hàng Nhà nước, từ năm 2015, thị trường bất động sản đã bắt đầu phục hồi nhờ một loạt các giải pháp, chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản, trong đó bao gồm cả chính sách tín dụng. Đến cuối năm 2015, dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản đạt 393.000 tỷ đồng, tăng gần 26% so với cuối năm 2014. Nếu tính cả đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cho lĩnh vực bất động sản thì tổng dư nợ của các TCTD cho lĩnh vực BĐS là 478.000 tỷ đồng, chiếm 10,3% tổng dư nợ và chiếm 22,2% tổng dư nợ trung, dài hạn.

Bên cạnh đó, vốn tín dụng, đầu tư của hệ thống ngân hàng cho phát triển cơ sở hạ tầng cũng tăng mạnh. Trong đó, hầu hết các khoản tín dụng cho lĩnh vực bất động sản có kỳ hạn trung, dài hạn.

Từ thực tế đó, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, “thị trường BĐS đã có đà phục hồi tốt. Đã đến lúc cần thực thi chính sách tín dụng thận trọng và quản lý chặt chẽ thị trường BĐS”.

Việc NHNN đưa ra dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 36/2014 do Chính phủ đã yêu cầu NHNN điều hành tăng trưởng gắn với bảo đảm cơ cấu tín dụng phù hợp, trong đó tập trung tín dụng vào các lĩnh vực SXKD, nhất là lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; giám sát chặt chẽ cho vay lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, dự án có thời hạn thu hồi vốn dài… Đồng thời, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chỉ đạo NHNN phải thận trọng, kiểm soát việc cho vay mới đối với lĩnh vực BĐS.

Thêm nữa, theo NHNN, bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng cho lĩnh vực BĐS tăng nhanh thì việc tăng tín dụng trung, dài hạn cho lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cũng tăng khá nhanh. IMF vừa mới có cảnh báo Việt Nam về việc tập trung tín dụng cho các lĩnh vực này. Còn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực BĐS đạt khá trong 2 năm gần đây và tiếp tục tăng (2,55 tỷ USD năm 2014 và gần 2,4 tỷ USD năm 2015).

Đã có bài học đắt giá khi tập trung cho vay BĐS

Xét trong bối cảnh Việt Nam, NHNN cho rằng, nhu cầu vốn của nền kinh tế cho đầu tư, thương mại và sản xuất kinh doanh, đặc biệt là vốn trung và dài hạn rất lớn trong khi nguồn vốn này rất hạn chế, ngay cả đối với hệ thống ngân hàng. Do đó, nguồn vốn trung, dài hạn cần phải ưu tiên sử dụng cho các mục đích an toàn, hiệu quả kinh tế nhất và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Vốn cho vay của các TCTD là vốn huy động từ tiền gửi của nhân dân và phải được phân bổ, sử dụng một cách an toàn, hiệu quả nhất chứ không phải dành riêng hay dồn vốn cho bất động sản.

Theo đó, “ngân hàng không thể tự đặt mình vào trạng thái rủi ro quá mức do tập trung đầu tư vốn cho một hoặc một số ít lĩnh vực rủi ro. Bởi đã có bài học đắt giá mới đây còn nguyên giá trị về tập trung cho vay bất động sản trong giai đoạn 2006-2010 để rồi tự đẩy ngân hàng vào trạng thái rủi ro quá mức cùng với thị trường và nhà đầu tư, trong đó không ít ngân hàng khó khăn, thua lỗ, thậm chí lâm vào tình trạng phá sản vì cho vay bất động sản”.

“Liệu chúng ta có muốn lịch sử lặp lại? Liệu chúng ta có tiếp tục đặt sự tồn vong, tiền đồ của hệ thống ngân hàng và đặt cược tiền gửi của nhân dân vào rủi ro của thị trường BĐS?”- NHNN nhấn mạnh. Hơn nữa, thị trường BĐS không thể phát triển lành mạnh, bền vững nếu chủ yếu dựa vào vốn vay của ngân hàng, trong đó người tham gia thị trường bao gồm chủ đầu tư dự án BĐS cho đến người tiêu dùng cuối cùng, nhà đầu tư đều dựa vào vốn vay ngân hàng.

Không giảm tín dụng cho bất động sản

NHNN còn lưu ý rằng, thứ nhất, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng dành cho lĩnh vực bất động sản chưa từng giảm, kể cả giai đoạn khó khăn nhất, thị trường BĐS đóng băng  (dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh BĐS tăng 14% năm 2012, tăng 15,4% năm 2013, tăng 19,3% năm 2014 và 26% năm 2015). Khi thị trường phục hồi, cần thu hút các nguồn vốn khác trong xã hội để thay thế, giảm bớt sự phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng và giảm thiểu rủi ro cho cả phía ngân hàng cũng như nhà đầu tư. 

Thứ hai,  cấu trúc tín dụng hiện nay cho thấy ngân hàng đang tài trợ vốn cho cả bên cung và bên cầu về bất động sản, điều này cho thấy tín dụng ngân hàng cho bất động sản chịu rủi ro cả từ 2 phía của thị trường BĐS.

NHNN khẳng định, đã từ lâu hoạt động ngân hàng đã gắn với thị trường BĐS và để ngân hàng bớt phụ thuộc vào nó không dễ gì và phải làm từng bước nhưng không phải không làm được. Vì vậy, nhất định phải làm vì sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống ngân hàng và thị trường BĐS. Tuy nhiên, “Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014 không làm giảm vốn tín dụng ngân hàng cho thị trường bất động sản”.

Giải thích rõ hơn, NHNN cho biết, giả định mọi yếu tố khác không thay đổi, với quy mô và cơ cấu nguồn vốn tại thời điểm cuối năm 2015, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung-dài hạn bình quân của hệ thống các TCTD là 31% (đang có chiều hướng tăng nhanh) thì các TCTD vẫn còn có khả năng cấp tín dụng trung, dài thêm cho nền kinh tế, bao gồm cả lĩnh vực BĐS với số tiền lên đến khoảng 540.000 tỷ đồng mới tới giới hạn tỷ lệ này 40% theo quy định của dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 36.

Và điều chỉnh hệ số rủi ro các khoản cho vay kinh doanh bất động sản từ 150% lên 250% ảnh hưởng trực tiếp không đáng kể đến tỷ lệ an toàn vốn, theo đó tỷ lệ an toàn vốn bình quân của toàn hệ thống các TCTD giảm từ 13% xuống 12,1%. Với tỷ lệ an toàn vốn bình quân toàn hệ thống đến cuối năm 2015 là 13% thì các TCTD vẫn còn có thể cho vay kinh doanh bất động sản với số vốn bổ sung lên đến khoảng 650 nghìn tỷ đồng mới tới giới hạn tỷ lệ an toàn vốn 9%. Như vậy, “việc điều chỉnh quy định tại Thông tư 36 ảnh hưởng không đáng kể đến dòng vốn tín dụng vào thị trường BĐS”-NHNN khẳng định./.

Xuân Thân

  • facebook
  • google+
  • twitter
  • email

VietBao.vn

Công trường dự án FLC Quy Nhơn có khoảng 2.000chuyên gia, kỹ sư, công nhân đang hối hả thi công ngày đêm. 

Quần thể sân golf, resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Quy Nhơn sẽ được khánh toàn toàn bộ vào ngày 29/6/2016. Đây là thông tin mới nhất được Tập đoàn FLC cho biết sau chuyến thị sát công trường dự án ngày 9/3 của Chủ tịch Tập đoàn Trịnh Văn Quyết.

Hiện tại, công trường dự án FLC Quy Nhơn có khoảng 2.000 chuyên gia, kỹ sư, công nhân đang hối hả thi công ngày đêm. Nhịp điệu này đã được duy trì trong suốt cả những ngày nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua.

Ngay 29/6, khanh thanh toan bo quan the FLC Quy Nhon
Chủ tịch FLC thăm sân golf FLC Quy Nhơn Golf Links - hoàn thành tháng 11/2015 – một trong ba sân đẹp nhất châu Á

Nhằm đảm bảo tiến độ dự án, ngoài việc huy động lượng lớn nhân sự làm việc 24/24, FLC còn ứng dụng công nghệ quản lý và thi công tiên tiến, lãnh đạo cao cấp Tập đoàn thường xuyên có mặt tại công trường để kiểm tra tiến độ, mà chuyến thị sát hôm 9/3 của Chủ tịch Trịnh Văn Quyết là một ví dụ.

Yếu tố thần tốc đã trở thành một đặc tính của các dự án mà Tập đoàn FLC triển khai. FLC từng lập nhiều kỷ lục về thi công nhanh mà gần đây nhất là hạng mục sân golf của chính dự án FLC Quy Nhơn với thời gian thi công 5 tháng, nhanh nhất thế giới. FLC Quy Nhơn Golf Links là sản phẩm từ sự kết hợp của hai công ty hàng đầu thế giới về thiết kế và xây dựng sân golf đến từ Mỹ là Nicklaus Design và Flagstick. 

Tại FLC Quy Nhơn, ngoài sân golf 18 hố, quần thể này còn bao gồm nhiều hạng mục lớn khác như khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp FLC Luxury Resort Quy Nhơn và khu khách sạn FLC Luxury Hotel Quy Nhơn với tổng cộng gần 900 phòng, 500 villas, Trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ, bể bơi lớn, khu vui chơi giải trí, khu tâm linh…

Cuối tháng 1 vừa qua, Tập đoàn FLC đã tổ chức lễ khai trương sân golf, khánh thành giai đoạn 1 khu biệt thự nghỉ dưỡng FLC Luxury Resort Quy Nhơn và cất nóc khách sạn FLC Luxury Hotel Quy Nhơn. Đây là các hạng mục gắn với hai sản phẩm bất động sản FLC Villa Quy Nhơn và FLC Condotel Quy Nhơn, được mở bán tại TP. HCM trong tháng 1 và đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt của các nhà đầu tư tại thành phố này.

Ngay 29/6, khanh thanh toan bo quan the FLC Quy Nhon

Các sản phẩm FLC Villa & Condotel Quy Nhơn không chỉ sở hữu vị trí đẹp tại bờ biển Quy Nhơn mà còn có giá cả hợp lý cùng những ưu đãi từ chủ đầu tư, gói hỗ trợ vay vốn từ các ngân hàng lớn. Cuối tuần này, FLC Villa & Condotel Quy Nhơn cũng sẽ được mở bán tại Hà Nội.

FLC Quy Nhơn sau khi hoàn thiện và đi vào vận hành toàn bộ sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định nói chung. 

Một số hình ảnh trong chuyến thị sát của Chủ tịch Tập đoàn FLC tại FLC Quy Nhơn:

Ngay 29/6, khanh thanh toan bo quan the FLC Quy Nhon
Ngay 29/6, khanh thanh toan bo quan the FLC Quy Nhon
Ngay 29/6, khanh thanh toan bo quan the FLC Quy Nhon
Ngay 29/6, khanh thanh toan bo quan the FLC Quy Nhon
Thảo Ly

VietBao.vn